Móng hay móng nền, nền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà, cầu, đập nước….) đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng lầu khối lượng của công trình đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Hãy cùng Tài Phú Construction tìm hiểu về móng nhà nhé!
1. Móng nhà là gì?
Móng nhà là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc khi sửa chữa có yếu tố gia tăng tải trọng như: chồng thêm tầng hoặc cơi nới không gian . Móng là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.
2. Móng nhà có mấy loại?
Móng nhà có nhiều loại: móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất quá “mềm” (nền đất yếu).
+ Móng đơn
-Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu…
-Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ. Móng đơn là tiết kiệm nhất trong các loại móng.
+ Móng băng
-Thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.
- Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
-Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
+ Móng bè
Trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.
+ Móng cọc
-Móng cọc là loại móng có giá thành cao nhất và khó thi công nhất trong các loại móng bù lại sẽ mang đến sự vững chãi và an toàn nhất cho công trình. Móng cọc gồm có cọc và đài móng, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất rất tốt.
-Móng cọc có khả năng chịu tải trọng lớn nên thường được áp dụng với những ngôi nhà cao tầng, những công trình lớn hoặc các mảnh đất mềm không có khả năng chịu lực tốt. Móng cọc ngày trước thường được dùng là móng tre, ngày nay người ta dùng bằng cộc bê tông cốt thép và sử dụng phương pháp ép cọc xuống nền đất rất tốt.
+ Phân loại móng nhà theo vật liệu
Thông thường chúng ta hay sử dụng những loại vật liệu để làm móng như sau đó là: gạch, đá hộc, đá, bê tông hay bê tông cốt thép …
- Móng gạch: thường được sử dụng cho những loại móng mà công trình có tải trọng nhỏ, có nền đất tốt hay sử dụng ở những nơi có mực nước ngầm sâu.
- Móng đá hộc: là loại lóng này có cường độ lớn, thường được sử dụng ở những vùng có sẵn vật liệu.
- Móng gỗ: là móng cường độ nhỏ, có tuổi thọ ít nên ít được sử dụng, thường được sử dụng cho những công trình tạm thời, hay dùng để xử lý nền đất yếu.
- Móng thép: thường ít được sử dụng để làm móng bởi vì thép dễ bị gỉ do nước trong đất và nước ngầm xâm thực.
- Móng bằng bê tông và bê tông cốt thép: thì có cường độ cao, có tuổi thọ lâu nên thường được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng công trình. Đối với loại móng này thì yêu cầu bê tông Mác 200.
+ Phân loại các loại móng theo cách chế tạo
Dựa vào cách chế tạo móng mà người ta phân các loại móng trong xây dựng ra làm hai loại đó là: móng đổ toàn khối và móng lắp ghép.
- Móng đổ toàn khối: là móng thường sử dụng vật liệu là bê tông đá hộc, bê tông và bê tông cốt thép, loại móng này được sử dụng nhiều ở các công trình.
- Móng lắp ghép: là móng có các cấu kiện móng được chế tạo sẵn và sau đó mang đến công trường để được lắp ghép. Loại móng này được cơ giới hoá và có chất lượng tốt tuy nhiên ít được sử dụng bởi vì việc vận chuyển rất khó khăn.
+ Phân loại móng theo đặc tính tác dụng của tải trọng:
Dựa theo đặc tính tác dụng của tải trọng mà người ta phân các loại móng trong xây dựng thành móng chịu tải trọng tĩnh và móng chịu tải trọng động:
- Móng chịu tải trọng tĩnh: như là móng nhà, công trình chịu tải trọng tĩnh.
- Móng chịu tải trọng động: như là móng công trình cầu, móng máy hay móng cầu trục…
Nếu bạn có mong muốn thiết kế, thi công cho ngôi nhà của bạn hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn thiết kế Tài Phú Construction qua Hotline (0280) 3811 2117. Với kinh nghiệm nhiều năm lĩnh vực thiết kế và thi công nội thất, chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thiện ý tưởng và hoàn thiện căn hộ hoàn hảo nhất.
Tài Phú tự hào dịch vụ thiết kế kiến trúc nội thất chuyên nghiệp, thư viện mẫu thiết kế lớn nhất Việt Nam.
Chúng tôi cam kết:
-
Làm việc cùng đội ngũ các nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam
-
Sản phẩm thi công đúng 100% so với bản vẽ thiết kế.
-
Sử dụng nguyên liệu đạt chứng chỉ chất lượng quốc tế, đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn.
-
Cam kết mức giá tốt nhất với nhiều ưu đãi bất ngờ trong năm.
CÔNG TY CỔ PHẦN TM & XD TÀI PHÚ
Địa chỉ: 25 Hoàng Kế Viêm, phường 12, quận Tân Bình, TP HỒ CHÍ MINH
Hotline: (028) 38112117
Email: congtytaiphu@gmail.com
Fanpage: Tài Phú Construction
Website: www.taiphuco.com